Tên lửa MIM-23 HAWK

KiểuTrang bịKí hiệuPhiên bản

huấn luyện

Nguyên mẫu1957XM3
(XMIM-23A)
n/a
Hawk nguyên bản1959(M3)
MIM-23A
XM16/18
(XMTM-23B/C)
Hawk-I1971
to
1978
MIM-23BXMEM-23B
Cải tiến chống nhiễu1982MIM-23C/DMEM-23C
Cấp thấp/đa nhiễu1990MIM-23E/FMEM-23D
Mặt cắt thân tên

lửa kiểu mới

Đầu những

năm 1990s

MIM-23G/HMEM-23E
Đầu đạn và ngòi nổ

mới chống tên lửađạn đạo

1995MIM-23K/JMEM-23F
Ngòi nổ mới, đầu

đạn giữ nguyên

1995MIM-23L/M

Tên lửa Hawk có dạng thân hình trụ thon với bốn cánh tam giác, kéo dài từ giữa thân tên lửa đến thuôn nhọn ở đuôi. Mỗi cánh đều có cánh tà trước.

  • MIM-23A dài 5,08 mét (16,7 ft), đường kính thân 0,37 mét (1 ft 3 in), sải cánh 1,21 mét (4 ft 0 in) và trọng lượng 584 kilôgam (1.287 lb) cùng với 54 kilôgam (119 lb) đầu đạn thuốc nổ mạnh văng mảnh. Có tầm đánh chặn từ 2 kilômét (1,2 dặm), đến tối đa 25 kilômét (16 dặm) độ cao đánh chặn thấp nhất là 60 mét (200 ft), cao nhất là 11.000 mét (36.000 ft).
  • Các phiên bản từ MIM-23B đến M có độ dài 5,03 m (16,5 ft), đường kính thân 0,37 m (1 ft 3 in) và đầu nổ lớn hơn có khối lượng 75 kg (165 lb), trọng lượng phóng 638 kg (1.407 lb). Động cơ cải tiến, với tổng trọng lượng là 395 kg (871 lb) bao gồm 295 kg (650 lb) nhiên liệu, giúp tăng tầm bắn tối đa của các phiên bản này tới 35 km (22 dặm) và tầm cao đánh chặn tối đa 18.000 m (59.000 ft). Tầm đánh chặn gần nhất 1,5 km (0,93 dặm). MIM-23B có tốc độ tối đa khoảng 500 m/s (1.600 ft/s). Tên lửa được trang bị cả ngòi nổ vô tuyến và ngòi nổ tiếp xúc. Hệ thống dẫn đường của tên lửa là đầu dò radar CW monopulse bán chủ động băng tần X. Tên lửa có khả năng quá tải ở 15 g.

Những năm 1970, NASA sử dụng những tên lửa Hawk dư thừa để làm tên lửa nghiên cứu Nike Hawk.[4]

Tên lửa Hawk nguyên bản: MIM-23A

Tên lửa Hawk nguyên bản trang bị đầu đạn nặng 54 kilôgam (119 lb), khi phát nổ sẽ văng ra xấp xỉ 4.000 mảnh nhỏ có khối lượng 8 gam (0,28 oz) di chuyển với tốc độ xấp xỉ 2.000 mét trên giây (6.600 ft/s) trong một cung 18 độ.

I-Hawk: MIM-23B

Tên lửa MIM-23B có đầu đạn phân mảnh lớn hơn, nặng 74 kg (163 lb), cùng với đó là hệ thống dẫn đường tiên tiến và nhỏ gọn hơn, và động cơ tên lửa M112 mới. Đầu đạn giải phóng ra 14.000 mảnh văng nặng 2 gam (0,071 oz) bao phủ một cung lớn hơn, với góc 70 độ. Động cơ tên lửa M112 có giai đoạn khởi tốc kéo dài 5 giây và giai đoạn bay duy trì kéo dài 21 giây. Động cơ có tổng khối lượng là 395 kg (871 lb) bao gồm 295 kg (650 lb) nhiên liệu. Động cơ mới giúp mở rộng phạm vi đánh chặn từ 1,5 đến 40 km (0,93 đến 24,85 dặm) ở độ cao lớn và từ 2,5 đến 20 km (1,6 đến 12,4 dặm) ở độ cao thấp, độ cao đánh chặn thấp nhất là 60 mét (200 ft). Tên lửa được đưa vào trang bị năm 1971. Tất cả các khẩu đội tên lửa Hawk đã chuyển sang sử dụng phiên bản tên lửa mới từ năm 1978.

  • MTM-23B tên lửa huấn luyện.
  • XMEM-23B Phiên bản đo đạc từ xa để thử nghiệm và đánh giá.

Thành phần hệ thống

Hawk và phiên bản Hawk nâng cấp-Improved Hawk được tích hợp vào một hệ thống điều khiển và điều phối phòng không—AN/TSQ-73, còn được gọi là Missile Minder hay Hawk-MM. Nó bao gồm các thành phần sau: Radar MPQ-50, MPQ-48, trung tâm điều khiển khẩu đội TSW-8, trung tâm điều phối thông tin ICC, MSW-11, radar chiếu xạ năng lượng cao MPQ-46, radar cự ly MPQ-51 cùng với xe bệ phóng M192.[5]

Tên lửa HAWK nguyên bản 1959MIM-23A
 
 
1971 I HawkMIM-23B
 
 
Phiên bản nâng cấp ECCM 1982MIM-23C
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
MIM-23D
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nâng cáp đầu dò và khả năng ECCM năm 1990 Improved guidance
 
MIM-23E
 
 
MIM-23F
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cải tiến thân tên lửa
 
MIM-23G
 
 
MIM-23H
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cấu hình chống tên lửa đạn đạo chiến thuật
 
 
 
 
MIM-23K
 
 
 
MIM-23J
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cải tiến ngòi nổ
 
MIM-23L
 
 
MIM-23M
 
 
 
 
 

Cải tiến khả năng đối kháng điện tử ECCM

  • MIM-23C

Giới thiệu năm 1982, cải thiện khả năng đối kháng điện tử.

  • MIM-23D

Không rõ những cải tiến trên phiên bản MIM-23C. Phiên bản C và D vẫn tách biệt cho đến khi tên lửa bị loại khỏi trang bị. Không rõ điểm khác nhau giữa hai loại tên lửa này-tuy nhiên dường như phiên bản D sử dụng hệ thống dẫn đường khác, có thể là dẫn đường nhằm vào nhiễu được phát triển để đối phó lại các công nghệ gây nhiễu điện tử được trang bị trên máy bay của Iraq vốn xuất xứ từ Liên Xô trong chiến tranh Iran-Iraq.

Low level/multi jamming

  • MIM-23E/F

Bản cải tiến của MIM-23C/D nhằm cải thiện khả năng dẫn đường trong môi trường nhiễu nặng. Được giới thiệu năm 1990.

Phiên bản thiết kế lại thân tên lửa

  • MIM-23G/H

Là bản thiết kế năm 1995 trong đó áp dụng nhiều cấu hình thân khác nhau cho tên lửa MIM-23E/F.

Đầu đạn và ngòi nổ mới chống tên lửa đạn đạo chiến thuật

  • MIM-23K/J

Được giới thiệu năm 1994, cải thiện độ sát thương của đầu đạn với cấu hình đầu đạn có chứa các mảnh văng nặng 35 gram (540 grain) thay vì đầu đạn với mảnh văng nặng 2 gram (30 grain) trên tên lửa I-Hawk. MIM-23K Hawk có phạm vi đánh chặn ở độ cao 20.000 m và cự ly tới 45 km. Tên lửa cũng trang bị ngòi nổ mới để chống tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Cải tiến ngòi nổ-đầu đạn không đổi

  • MIM-23L/M

Giữ lại đầu đạn phân mảnh 30 grain, nhưng có ngòi nổ mới.

Radar PAR của hệ thống tên lửa Hawk.

Radar thu tín hiệu PAR

Đây là radar tìm kiếm mục tiêu ở cự ly xa, độ cao lớn.

  • AN/MPQ-35 (Hawk nguyên bản)

Là radar tìm kiếm sử dụng trên hệ thống tên lửa Hawk nguyên bản, với năng lượng bức xạ xung radar là 450 kW với thời gian mỗi xung là 3 µs, tần số lặp lại xung lần lượt là 800 và 667 Hz. Radar hoạt động trong dải tần số từ 1,25 đến 1,35 GHz. Ăng ten là một tấm phản xạ hình elip 6,7 m × 1,4 m (22,0 ft × 4,6 ft) với cấu trúc mạng lưới mở, được gắn trên một xe kéo nhỏ hai bánh. Tốc độ quay là 20 vòng/phút, trung tâm điều khiển khẩu đội-BCC – Battery Control Central và radar CWAR được đồng bộ với tốc độ quay của PAR và kích hoạt hệ thống PAR.

  • AN/MPQ-50 (Improved Hawk đến bản nâng cấp giai đoạn III)

Giới thiệu cùng với hệ thống I-Hawk, là hệ thống PAR sau nâng cấp. Hệ thống tên lửa mới có chỉ thị mục tiêu chuyển động kỹ thuật số MTI (Moving Target Indicator) giúp hệ thống phân biệt được mục tiêu đang di chuyển giữa nhiễu nền mặt đất. Hệ thống vận hành ở dải tần số từ 500 đến 1.000 MHz (Băng tần C-NATO) với xung bức xạ radar công suất 450 kW.

  • Phạm vi hoạt động (nguồn Janes):
    • 104 km (65 dặm) (PRF cao) đến 96 km (60 dặm) (PRF thấp) đối với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 3 m2 (32 sq ft).
    • 98 km (61 dặm) (PRF cao) đến 90 km (56 dặm) (PRF thấp) đối với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 2,4 m2 (26 sq ft).
    • 79 km (49 dặm) (PRF cao) đến 72 km (45 dặm) (PRF thấp) đối với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1 m2 (11 sq ft).
Radar SentinelRadar CWAR

Radar doppler 3D băng tần X được sử dụng trong hệ thống tên lửa phòng không Hawk XXI. Nó thay thế cho radar CWAR và PAR trong các hệ thống Hawk đời cũ. MPQ-64 Sentinel có phạm vi bao phủ rộng hơn với cự ly ngoài 75 km (47 dặm), tốc độ quay 30 vòng/phút. Hệ thống có thời gian hoạt động trung bình trước khi lỗi xảy ra là 600 giờ và có khả năng theo dõi cùng lúc 60 mục tiêu, góc ngẩng +55 độ tối đa và góc chúc tối đa −10 độ.[6]

Radar thu tín hiệu sóng liên tục CWAR

Radar này hoạt động ở băng tần X dùng để phát hiện mục tiêu. Radar được đặt trên xe di động riêng biệt. Hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu trong góc phương vị 360 độ và cung cấp thông tin thô về tốc độ và cự ly của mục tiêu.

  • AN/MPQ-34 (Hawk)

Radar CWAR MPQ-34 Hawk có công suất vận hành là 200 W và dải tần số hoạt động là 10 GHz (Băng tần X). Được chế tạo bởi Raytheon. Sau này bị thay thế bởi MPQ-48.

  • AN/MPQ-48 (Hawk cải tiến)

Radar CWAR của I-Hawk có năng lượng phát tăng gấp đôi và cải thiện tầm phát hiện:

  • Dải (nguồn Janes):
    • 69 km (43 dặm) (CW) đến 63 km (39 dặm) (FM) với mục tiêu có tiết diện phản xạ radar 3 m2 (32 sq ft).
    • 65 km (40 dặm) (CW) đến 60 km (37 dặm) (FM) với mục tiêu có tiết diện phản xạ radar 2,4 m2 (26 sq ft) target.
    • 52 km (32 dặm) (CW) đến 48 km (30 dặm) (FM) với mục tiêu có tiết diện phản xạ radar 1 m2 (11 sq ft) target.
  • AN/MPQ-55 (Giai đoạn nâng cấp I – Giai đoạn II)

Hawk Improved Continuous Wave Acquisition Radar hay là ICWAR, năng lượng bức xạ tăng gấp đôi lên 400 W, tăng phạm vi phát hiện lên khoảng 70 km (43 dặm). Radar hoạt động ở băng tần J 10–20 GHz. Điều chế tần số được áp dụng cho việc phát sóng trên các lần quét luân phiên của ICWAR để thu được thông tin về cự ly.

  • AN/MPQ-62 (Giai đoạn nâng cấp III)

Một số thay đổi trong xử lý tín hiệu cho phép radar xác định phạm vi và tốc độ của mục tiêu trong một lần quét. Hệ thống DSP kỹ thuật số được bổ sung cho phép thực hiện nhiều công việc xử lý trên radar một cách trực tiếp và chuyển tiếp trực tiếp thông qua liên kết kỹ thuật số nối tiếp tới PCP/BCP.

Radar HPI

Radar chiếu xạ công suất cao-HPIR High Power Illuminating Radar

Radar HPIR thời kỳ đầu như AN/MPQ-46 chỉ có hai ăng ten lớn dạng đĩa đặt cạnh nhau, một để phát, một để thu. HPIR tự động thu nhận và theo dõi các mục tiêu được chỉ định theo góc phương vị, độ cao và cự ly. Nó cũng hoạt động như là đơn vị phân cách cung cấp góc phương vị và góc phóng cho thiết bị xử lý dữ liệu tự động-Automatic Data Processor (ADP) trong trung tâm điều phối thông tin-Information Coordination Centre (ICC) đến IBCC hoặc bộ chỉ huy-Improved Platoon Command Post (IPCP) cho tối đa ba bệ phóng. Tín hiệu radar HPIR băng tần J phản xạ từ mục tiêu cũng sẽ được thu lại bởi tên lửa Hawk. Những tín hiệu trở về này sẽ được so sánh với các tín hiệu được truyền trực tiếp đến tên lửa từ HPIR. Việc bám mục tiêu được tiến hành trong suốt quá trình bay của tên lửa. Sau khi tên lửa đánh chặn mục tiêu, dữ liệu HPIR Doppler được sử dụng để đánh giá kết quả của cuộc đánh chặn. HPIR nhận chỉ định mục tiêu từ một hoặc cả hai radar giám sát thông qua Trung tâm điều khiển khẩu đội-Battery Control Centre (BCC) và tự động tìm kiếm một khu vực nhất định để khóa mục tiêu nhanh chóng. HPIR hợp nhất ECCM và BITE. Các radar HPIR gồm các radar sau

  • AN/MPQ-33/39 (Hawk nguyên bản)
  • AN/MPQ-46 (I-Hawk – Giai đoạn nâng cấp I)
  • AN/MPQ-57 (Giai đoạn II)

Phần lớn các thiết bị điện tử ống chân không còn lại được nâng cấp lên sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Ngoài ra, một hệ thống bắt bám mục tiêu quang-điện, chỉ vận hành vào ban ngày OD-179 / TVY TAS (Hệ thống hỗ trợ bám mục tiêu-Tracking Adjunct System) được bổ sung để hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu điện tử ECM. TAS được phát triển từ TISEO của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (Hệ thống nhận dạng mục tiêu quang điện-Target Identification System, Electro-Optical) sản xuất bởi Northrop. Nó bao gồm một máy quay video với ống kính zoom × 10. I-TAS được thử nghiệm thực địa vào năm 1992 đã bổ sung thêm khả năng theo dõi dải hồng ngoại cho việc bắt bám vào ban đêm cũng như phát hiện và theo dõi mục tiêu tự động.

  • HEOS Đức, Hà Lan và Na Uy đã sửa đổi hệ thống Hawk của họ bằng một hệ thống thu thập và theo dõi hồng ngoại thay thế được gọi là Cảm biến quang điện tử Hawk - Hawk Electro-Optical Sensor (HEOS) thay cho TAS. HEOS hoạt động ở băng tần 8 đến 11 µm và được sử dụng để bổ sung cho HPI nhằm thu nhận và theo dõi mục tiêu trước khi phóng tên lửa.
  • AN/MPQ-61 (Phase III)

Được nâng cấp với việc bổ sung hệ thống LASHE (Đánh chặn đồng thời ở độ cao thấp-Low-Altitude Simultaneous Hawk Engagement), cho phép Hawk tấn công nhiều mục tiêu tầm thấp bằng cách sử dụng ăng ten chùm quạt để có thể chiếu xạ góc rộng, độ cao thấp để cho phép chống lại nhiều mục tiêu trong các cuộc đột kích. Ăng ten này có hình chữ nhật. Hệ thống cho phép đánh chặn tối đa 12 mục tiêu cùng một lúc. Ngoài ra tên lửa còn có đầu dò quang học thụ động TV/IR.

Radar xác định cự ly-ROR-Range Only Radar

Radar ROR sẽ tự động hoạt động nếu như radar HPIR không thể xác định được cự ly mục tiêu, thường là do bị nhiễu. Radar ROR khó bị gây nhiễu vì nó chỉ hoạt động trong thời gian ngắn khi việc đánh chặn đang diễn ra, và chỉ hoạt động khi có nhiễu. Những radar loại này gồm có

  • AN/MPQ-37 (Hawk cơ bản)
  • AN/MPQ-51 (I-Hawk – Giai đoạn nâng cấp II)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: MIM-23 HAWK http://www.kokpit.aero/turkiyenin-orta-menzil-i-ha... http://www.defensenews.com/article/20140915/DEFREG... http://www.forecastinternational.com/Archive/mm/mm... http://www.janes.com/article/34694/egypt-jordan-to... http://www.payvand.com/news/09/jun/1059.html http://www.presstv.com/detail.aspx?id%3D123003%26s... http://www.raytheon.com/products/stellent/groups/p... http://strategypage.com/htmw/htada/articles/201212... http://www.designation-systems.net/dusrm/m-23.html http://www.roaf.ro/en/dotare/hawk_en.php